Thi công sơn epoxy chuẩn phòng sạch
Như Thế Nào Đạt Tiêu Chuẩn Phòng Sạch?
Phòng sạch là một hệ thống phòng khép kín, đảm bảo hạn chế một cách thấp nhất về lượng bụi, không khí, các vi khuẩn tác động vào bên trong. Đảm bảo lau chùi một cách dễ dàng, hạn chế vi khuẩn tích tụ.
Một phòng sạch là phòng đạt tiêu chuẩn GMP do Bộ Y Tế cung cấp là một tiêu chuẩn được kiểm tra một cách ghiêm ngặt nhất về lượng bụi, lượng không khí nằm trong một giới hạn tiêu chuẩn của từng ngành nghề cụ thể.
Thi công mặt sàn Epoxy đạt tiêu chuẩn phòng sạch GMP
Giải pháp tốt nhất đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để mặt sàn đạt tiêu chuẩn GMP đó là thi công sơn Epoxy san phẳng. Thi Công Sơn Epoxy san phẳng được ứng dụng vào các mục như thi công các hạng mục phòng sạch của các lĩnh vực như dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm, phòng khám, các nghành chế biến thủy hải sản, các nghành thức ăn, nước giải khát... Thi công sơn epoxy san phẳng phòng sạch với các ưu điểm nổi bật mà các bề mặt vật liệu như gạch, bê tông, gỗ không đáp ứng được. Thi công Epoxy san phẳng phòng sạch có những ưu điểm nổi bật như bề mặt bằng phẳng, không bị tình trạng gồ ghề, góc cạnh, không có những đường ron, lau chùi một cách dễ dàng, ngoài ra sơn epoxy tự san phẳng phòng sạch có khả năng kháng hóa chất và các chất tẩy rửa nhẹ, kháng rêu mốc, ẩm thấp, chịu mài mòn cao. Sơn Epoxy tự san phẳng có khẳ năng kháng một số loại vi khuẩn gây hại Ecoli, dịch tả…Với những ưu điểm trên hầu hết công trình mặt sàn đạt tiêu chuẩn GMP đều sử dụng các phẩm sơn Epoxy tự san phẳng.
Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy San Phẳng Phòng Sạch
A. Vệ sinh bề mặt
Khoảng 70 % các hư hại, giảm độ bền đều xảy ra từ các nguyên nhân bề mặt, mà hầu hết các chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công đề thực hiện một cách lơ là không đảm bảo độ sạch cũng như độ nhám tạo độ bám dính lớp sơn hoàn thiện. Sau đây công ty TNHH Bảo Thạch sài Gòn xin gửi quy trình thi công sơn Epoxy tiêu chuẩn phòng sạch cụ thể.
- Kiểm tra bề mặt, đảm bảo bề mặt không bị hơi ẩm từ bên dưới, bê tông phải được đổ và bảo dưỡng sau 21 ngày, khi kết cấu bê tông đã hoàn toàn ổn định.
- Sử dụng các thiết bị mài công nghiệp hoặc các thiết bị cầm tay mài nhám toàn bộ mặt sàn , đảm bảo bề mặt xước hoàn toàn tạo độ bám dính và thẩm thấu lớp sơn phủ lót phía trên.
- Sử dụng máy hút bụi công nghiệp hút bụi đảm bảo bề mặt sạch hoàn toàn, không còn bụi bẩn và các tạp chất.
- Sử dụng các lớp lót thông dụng sàn bê tông đang được sử dụng phổ biến ngoài thị trường như sơn lót AICA, KCC, APT… lăn 1 lớp lót thẩm thấu vào bề mặt bê tông tạo lớp chân vững chắc cho lớp sơn đổ phía trên.
- Sử dụng vữa Epoxy hai thành phần gạt đều trên bề mặt bọt ngăn chặn các thành phần bọt khí nổi lên phía trên sau khi đổ lớp sơn hoàn thiện.
- Tiến hành đổ lớp sơn san phẳng hoàn thiện bề mặt, vật tư được sử dụng đảm bảo chất lượng sàn sơn san phẳng AICA, KCC, APT, SIKA… Sử dụng các bàn cào chuyên dụng thi công sơn san phẳng gạt đều lên bề mặt đảm bảo bề mặt sơn dàn trải đều bề mặt.
- Sử dụng ru lo lăn bọt khí lăn đều bề mặt đảm bảo các bọt khí không nổi lên trên bề mặt, tiến hành lăn bọt khí ngay sau khi vừa gạt lớp sơn hoàn thiện.